Khái niệm máy tách ẩm:
Có cấu tạo như một máy điều hòa nhỏ, các bộ phận cơ bản bao gồm : Lốc (đây là bộ bơm chính của máy ) , giàn lạnh, quạt. Khác với máy làm lạnh thì thổi khí lạnh ra máy tách ẩm lại hút ngược không khí vào máy qua giàn lạnh, khi luồng không khí mang hơi nước chạy qua bộ lọc và giàn lạnh sẽ ngưng tụ lại thành nước còn phần không khí còn lại sẽ được thoát ra phía sau máy.
Máy tách ẩm Hải Đăng
Phương pháp tách ẩm
Thông thường, có 2 phương pháp tách ẩm:
Phương pháp ẩm bằng cách tận dụng hiện tượng đọng sương trên bề mặt.
Phương pháp tách ẩm sử dụng chất hút ẩm.
Phương pháp tách ẩm trên bề mặt:
Không khí ẩm tiếp xúc với bề mặt có nhiệt độ thấp hơn so với nhiệt độ đọng sương của không khí ẩm, lượng nước có trong không không khí ẩm sẽ ngưng tụ trên bề mặt đó. Khi có dòng không khí lạnh đi qua thì thường xảy ra hiện tượng này.
Đối với phương pháp tách ẩm này ta sẽ có những hạn chế sau:
– Để đạt được độ ẩm tương đối thật thấp thì dòng khí lạnh sau khi qua khỏi dàn lạnh phải có nhiệt độ thấp hơn so với nhiệt độ đọng sương. Tuy nhiên, sẽ gây ảnh hưởng đến bất lợi về sức khỏe của con người trong không gian điều hòa.
– Trong không gian điều hòa, muốn nhiệt độ phù hợp với con người, người ta cần phải sưởi ấm không khí lên sau khi đi qua dàn lạnh. Nhưng sẽ gây tốn năng lượng đáng kể.
– Đối với vấn đề kỹ thuật:
Hiệu suất của hệ thống lạnh sẽ bị giảm đi khi hạ nhiệt độ lạnh xuống thấp hơn. Dẫn đến tình trạng dàn lạnh sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc hạ nhiệt.
Khi kết hợp hệ thống chiller với chất tải lạnh thì nhiệt độ nước lạnh sẽ không được hạ tới 00C.
Vì vậy ta phải thay chất tải lạnh bằng dung dịch muối hoặc dung dịch glycol để hạ nhiệt độ của nước lạnh xuống dưới 00C. Các chất này có nhược điểm là có khả năng tải nhiệt kém hơn nước rất nhiều.
Khi sử dụng dàn DX thì một số công trình sẽ bị hạn chế bởi phạm vi ứng dụng của nó. Ví dụ như:
Những công trình có yêu cầu cao về độ sạch sẽ không thể sử dụng được dàn DX vì các chất lạnh trong dàn lạnh DX sẽ đi kèm với dầu trong quá trình hoạt động, nên mỗi chất lạnh và cả dầu sẽ gây nguy hại đến không gian điều hòa khi có sự rò rỉ xảy ra.
Ngoài ra thì hiện tượng bám tuyết: Khi nhiệt độ dàn lạnh thấp thì dù là dàn DX hay dàn chiller đều sẽ xảy ra hiện tượng đóng tuyết trên dàn, chính vì vậy, cần phải có giải pháp xả tuyết dàn lạnh.
– Về vấn đề vệ sinh:
Khi nước ngưng tụ trên bề mặt dàn thì tạo ra môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn và nấm mốc phát triển.
Máng nước ngưng tụ cũng sẽ là điều kiện tốt tạo ra môi trường cho sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc.
Phương pháp tách ẩm sử dụng chất hút ẩm:
Khi bề mặt chất hút ẩm tiếp xúc với không khí ẩm, lượng nước trong không khí ẩm sẽ bị hấp thụ vào các chất hút ẩm. Có 2 dạng chất hút ẩm là chất hút ẩm dạng lỏng và chất hút ẩm dạng rắn.
Khi sử dụng chất hút ẩm sẽ mang lại nhiều ưu điểm hơn so với việc sử dụng phương pháp tách ẩm bề mặt, cụ thể là:
– Về vấn đề kỹ thuật:
Hiệu suất làm việc của hệ thống lạnh sẽ được duy trì ở mức tối ưu khi không cần hạ nhiệt độ của dàn lạnh xuống.
Sẽ thuận tiện hơn khi ứng dụng hệ thống chiller có chất tải lạnh là nước khi không hạ thấp nhiệt độ của dàn lạnh xuống.
– Về vấn đề vệ sinh:
Độ ẩm sẽ ở mức tương đối trong phương pháp tách ẩm bằng chất hút ẩm sau khi đi qua máy hút ẩm công nghiệp nhỏ, chính vì vậy sẽ gây bất lợi cho sự phát triển của vi khuẩn cũng như là nấm mốc.
Khi đi qua máy hút ẩm, không khí đã đạt được độ khô cần thiết, chính vì vậy quá trình làm lạnh sẽ không còn động sương khi dòng không khí được tiếp tục làm lạnh qua dàn lạnh.
Dàn lạnh không bị ướt, mà luôn khô ráo, sẽ không tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển được.
Có 2 loại chất hút ẩm sử dụng trong phương pháp tách ẩm sử dụng chất hút ẩm:
Chất hút ẩm dạng lỏng:
Các chất hút ẩm dạng lỏng: Dung dịch liti clorua (LiCl), triethylene glycol.
Cấu tạo của triethylene glycol
Cấu tạo của triethylene glycol
– Khi cho không khí ẩm tiếp xúc với các loại dung dịch hút ẩm thì lượng nước trong không khí ẩm sẽ bị hấp thụ, dẫn đến không khí trở nên khô hơn.
– Người ta thường phun sương dung dịch chất hút ẩm và thổi dòng không khí đi ngược lại để tăng diện tích tiếp xúc với chất hút ẩm.
– Người ta sử dụng một tháp hoàn nguyên để làm hoàn nguyên chất hút ẩm.
– Các dung dịch hút ẩm ở đây sẽ được phun sương lên, dòng không khí được hoàn nguyên với nhiệt độ cao khi được tiếp xúc với các dung dịch chât shuts ẩm, được lấy bớt nước ra khỏi dung dịch, cuối cùng các dung dịch này dùng để hút ẩm không khí.
Chất hút ẩm dạng rắn:
Có 3 loại chất hút ẩm dạng rắn chính: LiCl, Silicagel và rây phân tử (molecularsive). Silicagel được sử dụng nhiều nhất trong các chất hút ẩm dạng rắn.
Hạt hút ẩm Silicagel
Hạt hút ẩm Silicagel
Hạt rây phân tử (molecularsive)
Hạt rây phân tử (molecularsive)
– Khi dòng không khí ẩm tiếp xúc với các hạt của Silicagel thì lượng nước trong không khí sẽ bị hấp thụ giúp không khí trở nên khô hơn.
– Người ta thường sử dụng rotor tổ ong với mục đích làm tăng diện tích tiếp xúc với chất hút ẩm.
Đến với chúng tôi, Quý Khách Hàng sẽ được tư vấn Miễn Phí. Báo Giá Nhanh Chóng. Dịch Vụ Chuyên Nghiệp. Cam kết Giá Rẻ nhất tại Đồng Nai, Bình Dương, TPHCM,... Các tỉnh Đông Nam Bộ.
Nếu Quý Khách có nhu cầu xin hãy đến ngay với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc. Mọi thông tin chi tiết xin các Quý Khách hãy liên hệ với chúng tôi qua:
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ CƠ NHIỆT HẢI ĐĂNG
Địa chỉ: 184/10B ấp Tân Thới 3, Xã Tân Hiệp, Huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0978 976 677
Email: haixuanson80@gmail.com
Website:maychienchankhong.vn